Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của các thiết bị thủy lực và khí nén

Đánh giá:
5/5 - (1 bình chọn)
Ngày đăng: 01/04/2024 16:06
5/5 - (1 bình chọn)
Nguyên lý hoạt động của các thiết bị thủy lực và khí nén có liên quan đến sự chuyển động và truyền tải lực thông qua chất lỏng/ khí để thiết bị vận hành trơn tru nhanh chóng. Hệ thống thủy lực hiện đang được đưa vào ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề chế tạo, chế biến như sản xuất ô tô, khai thác khoáng sản..

Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của các thiết bị thủy lực và khí nén

Hiểu một cách đơn giản nhất, nguyên lý hoạt động của các thiết bị thủy lực và khí nén sẽ dựa vào sự chuyển động và truyền lực của chất lỏng/khí nén ở trong một môi trường khép kín cố định.

Nguyên lý hoạt động của thiết bị thủy lực

“Thủy lực’ thực chất là một bộ môn khoa học được nghiên cứu và phát triển từ rất lâu đời. Sự ra đời của ngành này đã mang đến rất nhiều thuận lợi cho việc phát triển hệ thống máy móc sản xuất, giảm bớt việc dùng sức người nhưng vẫn có thể đảm bảo được hiệu suất và chất lượng công việc.

Các thiết bị thủy lực hoạt động thông qua sử chuyển động của chất lỏng trong một môi trường khép kín

Tiền thân của hệ thống thủy lực chính là hệ thống guồng tưới tiêu – sử dụng sức nước để đưa nước đến các khu vực tưới tiêu khác. Sau đó nó dần phát triển thành một hệ thống chuyên nghiệp, hiện đại hơn, cho phép đưa vào máy móc để đẩy nhanh quá trình sản xuất, vận hành thiết bị.

Hệ thống thủy lực (Hydraulic System) hoạt động dựa theo nguyên lý Pascal. Cụ thể, theo Wikipedia thì “Nguyên lý Pascal (hay định luật Pascal) là độ tăng áp suất lên một chất lỏng chứa trong bình kín được truyền nguyên vẹn cho mọi điểm của chất lỏng và thành bình”. Chất lỏng được sử dụng thường là dầu bởi nó vừa là nhiên liệu, vừa là chất bôi trơn giúp các bộ phận hoạt động trơn tru.

Khi cung cấp động cơ điện hoặc khởi độ Motor Diezen (hoặc có thể sử dụng tay đòn, tùy một số thiết bị) sẽ tạo ra một lực làm bơm dầu quay, nhờ đó dầu được hút hết từ thùng chứa, thông qua ống dẫn dầu để để đưa đến hệ thống cơ cấu chấp hành xilanh   để kích hoạt thiết bị chuyển động.

Áp suất dầu thủy lực hoàn toàn có thể kiểm soát và khống chế thông qua van điều khiển, đồng thời cũng hiển thị rõ ràng tại đồng hồ đo áp suất. Nhờ vào áp suất này mà bơm thủy lực sẽ chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay tại cơ cấu chấp h. Khi việc cung cấp năng lượng kết thúc, dầu sẽ tự động được luận chuyển về bể chưa ban đầu, tiến hàng lọc hồi, làm mát để bắt đầu cho một chu trình mới.

Nói chung, trong nguyên lý hoạt động của các thiết bị thủy lực, dầu đóng vai trò rất quan trọng. Nó được ví như nguồn máu nuôi sống cơ thể, nếu máu không lưu thông trơn tru đến các cơ quan, bị tắc nghẽn tại một bộ phận nào đó chắc chắn sẽ dẫn tới nguy hiểm. Tương tự, nếu nguồn dầu không đủ hay có vấn đề nào khác cũng sẽ khiến hệ thống thủy lực gặp trục trặc, máy không thể vận hành bình thường.

Hệ thống thủy lực được đưa vào ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Phổ biến nhất có thể kể đến như máy cắt sắt thủy lực, máy đột lỗ thủy lực, máy ép thủy lực, bơm thủy lực,

Nguyên lý hoạt động của thiết bị khí nén

Khác với nguyên lý hoạt động của các thiết bị thủy lực, các thiết bị khí nén sẽ được vận hành nhờ khí nén và cần thông qua một số thiết bị hỗ trợ để xử lý trước khi phân phối đến các dây chuyền sản xuất. Khí nén ở đây là các khí tự nhiên, được nén trong áp suất cao, khoảng 3000psi, 3600psi.. nhằm tạo ra năng lượng giúp vận hành thiết bị. Khí nén hoàn toàn có thể thay thế cho gas, dầu mỏ, khí đốt, nước,…

Thiết bị khí nén hoạt động nhờ việc sử dụng khí tự nhiên đưa vào máy nén khí

Để biến không khí thành năng lượng sẽ cần có các thiết bị như máy nén khí, đường ống dẫn, bình chứa khí, máy sấy khí và bộ lọc nén khí. Và khác với nguyên lý hoạt động của các thiết bị thủy lực, hệ thống khí nén sẽ được vận hành bằng cách đưa không khí tự nhiên vào máy nén khí, sau khi được xử lý qua bộ làm mát và lọc khí nén sẽ được chuyển qua bình chứa khí.

Tại bình chứa, khi sẽ được tích liên tục nhằm đạt đến áp suất cần thiết, lúc này rơ le sẽ dừng, máy nén khi cũng ngừng. Sau đó sẽ tiếp tục được chuyển qua máy sấy khí và bộ lọc đến khi đạt đến các chỉ số cần thiết. Khí sẽ được vận chuyển đến các dây chuyền khác nhằm tạo ra năng lượng giúp máy móc hoạt động.

Một số ứng dụng của hệ thống khí nén như máy bơm mỡ, máy sấy thuốc, máy phun sơn, hệ thống sấy khô thực phẩm, bơm bóng, phao hơi..

Nhìn chung, dù nguyên lý hoạt động của các thiết bị thủy lực và khí nén là khác nhau, nhưng đều cùng một mục đích là tạo ra năng lượng giúp vận hành máy móc. Mỗi hệ thống đều có những ưu/ nhược nhất định, chẳng hạn với thiết bị khí nén có tính thân thiện với môi trường hơn, nhưng lại thích hợp với hệ thống sản xuất vừa và nhỏ vì công suất không quá lớn. Ngược lại, thiết bị thủy lực dùng các nhiên liệu có tác động xấu với môi trường nhưng lại có công suất lớn nên sẽ được ứng dụng tại các nhà máy, công xưởng lớn.

Nếu cần tư vấn các dòng máy đột lỗ thủy lực hàng Nhật Bãi quý khách vui lòng liên hệ với Thủy Lực Phước Thiện:

  • Địa chỉ: 52/3C ấp Nam Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Email: phuocthien49@gmail.com
  • Hotline: 0971 554 839 ( Mr. Thiện )
  • Website: https://maydotphuocthien.com/

Hotline tư vấn 24/7

Chỉ đường
Zalo
Hotline