Máy đột lỗ thủy lực: Cấu tạo, phân loại và kinh nghiệm sử dụng máy

Đánh giá:
5/5 - (1 bình chọn)
Ngày đăng: 30/07/2023 23:10
5/5 - (1 bình chọn)

Máy đột lỗ thủy lực là loại máy chuyên dụng trong ngành cơ khí dùng để tạo ra các lỗ có kích thước giống nhau trên bề mặt kim loại. Tốc độ đột nhanh cùng tính thẩm mỹ cao giúp máy được nhiều người ưa chuộng. Vậy cấu tạo máy đột lỗ thủy lực như thế nào mà tạo ra các thế mạnh trên? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Cấu tạo máy đột lỗ thủy lực

Máy đột lỗ thủy lực được tạo thành từ các nhiều bộ phận, mỗi bộ phận lại thực hiện một chức năng khác nhau, cụ thể:

Mách bạn kinh nghiệm chọn máy đột thủy lực chất lượng

Hệ thống thủy lực

Hệ thống thủy lực có vai trò quan trọng nhất. Nó bao gồm một máy bơm thủy lực, van, xi-lanh và các bộ phận khác cùng nhauhoạt động để tạo ra và phân phối năng lượng thủy lực. Công suất thủy lực điều khiển quả đấm lên xuống, tác dụng lực lên vật liệu được đột.

Bộ đột và khuôn

Bộ đôi này là công cụ để cắt lỗ trên vật liệu. Trong đó đột có hình trụ và rắn, kết nối với xi-lanh thủy lực bằng khớp nối, còn khuôn là một bề mặt phẳng để đựng vật liệu. Khi chày di chuyển xuống dưới, nó tiếp xúc và xuyên qua vật liệu, tạo ra lỗ.

Hệ thống điều khiển

Hệ thống điều khiển có nhiệm vụ thiết lập các thông số đột lỗ mong muốn theo nhu cầu của khách hàng, bao gồm các công việc như ước tính số lượng đột lỗ, khoảng cách lỗ, số lượng lỗ, độ sâu đột lỗ,… Hệ thống PLC sẽ đảm bảo công việc đột lỗ chính xác và lưu dữ liệu cho lần đột tiếp theo nhu cầu sản xuất hàng loạt. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể điều chỉnh tốc độ, lực đột theo mong muốn.

2. Phân loại máy đột lỗ thủy lực

Hiện nay trên thị trường có thể phân ra các loại máy đột lỗ thủy lực như sau: Máy đột lỗ cầm tay, máy đột lỗ sử dụng bơm tay thủy lực, máy đột lỗ sử dụng bơm điện thủy lực. Mỗi máy sẽ có cấu tạo và ưu nhược điểm khác nhau.

Máy đột lỗ cầm tay

Máy có thiết kế nhỏ gọn, có thể dễ dàng di chuyển qua nhiều địa hình khác nhau. Máy hoạt động tốt trên các bề mặt cứng như inox, sắt, gỗ. Tuy nhiên loại máy này có công suất thấp hơn 2 dòng còn lại nên sẽ không thể thao tác tốt trên các bề mặt quá cứng, quá dày.

Máy đột lỗ sử dụng bơm tay thủy lực

Mách bạn kinh nghiệm chọn máy đột thủy lực chất lượng

Máy đột lỗ bơm tay thủy lực có thiết kế nhỏ, thuận tiện cho việc vận chuyển. Máy có cấu tạo gồm: đầu đột, bộ khuôn, bơm tay thủy lực và dây dẫn. Người dùng có thể quan sát và điều chỉnh vị trí của tấm vật liệu hay vật cần đột. Máy này sẽ phù hợp hơn khi đột lỗ nhỏ và vừa. Thông thường khả năng đột của nó giới hạn với thép dày 6 mm hoặc đồng dày 10 mm.

Bên cạnh đó, giá thành máy cũng rất phải chăng, tiết kiệm.

Máy đột lỗ sử dụng bơm điện

Máy có các bộ phận: đầu đột, máy bơm điện thủy lực, bộ khuôn và dây dẫn thủy lực. Trong 3 loại thì đây là máy có công suất hoạt động lớn nhất, có thể đột trên hầu hết các bề mặt dày của vật iệu một cách nhanh chóng. Nhờ đó máy có ưu điểm là đột lỗ nhanh chóng, có thể đục được nhiều bề mặt kim loại, cho năng suất làm việc cao, thời gian đục lỗ nhanh chóng.

3. Lưu ý khi sử dụng máy độ lỗ thủy lực

Dưới đây là một số điều người dùng cần chú ý để sử dụng máy an toàn, hiệu quả, lâu bề:

  • Đảm bảo nguồn điện ổn định, tránh sự nhiễm điện hay rò rỉ điện có thể gây giật cho con người. Các bạn có thể trang bị thêm công tác
  • Khi dùng nên để máy tiếp xúc mặt đất một cách chắc chắn.
  • Đọc kỹ các hướng dẫn kỹ thuật, lưu ý của hãng trước khi sử dụng.
  • Nguồn điện dùng cho máy phải đúng với mức cho phép đã ghi trên thân máy hay catalogue về thiết bị.
  • Không dùng chung nguồn điện với các máy có công suất lớn khác như máy đột, máy ép, máy dập, trạm nguồn…

Phước Thiện vừa gửi đến bạn đọc một số thông tin về máy đột lỗ thủy lực bao gồm cấu tạo máy đột lỗ thủy lực cùng một số điều cần chú ý khi vận hành máy.

Bài viết liên quan:

Hotline tư vấn 24/7

Chỉ đường
Zalo
Hotline